CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ỨNG DỤNG SMART – BẪY ẢNH
Chương trình tập huấn về ứng dụng SMART – Bẫy ảnh diễn ra từ ngày 05-10/4/2024 tại phòng 101, Viện Sinh thái rừng và môi trường giúp cán bộ, nhân viên nắm bắt được các ứng dụng, các hướng tiếp cận mới nhất để phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo cũng như phát triển chung của công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung.
SMART là tên viết tắt của Công cụ Quản lý dữ liệu và Báo cáo tuần tra (tên tiếng Anh: Spatial Monitoring and Reporting Tool). SMART được xây dựng nhằm cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật và giám sát đa dạng sinh học tại các Khu bảo tồn thiên nhiên. Đây là công cụ có tính ứng dụng cao được phát triển và cam kết hỗ trợ lâu dài bởi 9 tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế bao gồm: WWF, Tổ chức Công viên Hòa bình (Peace Park Foundation), Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS), Tổ chức Giải pháp Bảo vệ động vật hoang dã (Wildlife Protection Solutions), Hội động vật học Frankfurt (FZS), Hiệp hội Vườn thú Luân Đôn (ZSL), Vườn thú Bắc Carolina (NCZ), Tổ chức Panthera (https://www.panthera.org/), Tổ chức Rewild (https://www.rewild.org/).
Bộ công cụ SMART bao gồm: Phần mềm SMART; Mô hình dữ liệu; Mẫu báo cáo SMART và Hướng dẫn kỹ thuật phần mềm SMART.
Đây được xem là giải pháp cấp thiết nhằm tăng cường chất lượng quản lý nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học. Các tuyến tuần tra bảo vệ rừng được SMART lưu trữ đầy đủ các thông tin như tọa độ, khoảng cách tuần tra, ngày tháng tuần tra, …
Trước đây, khi chưa áp dụng SMART việc thu thập dữ liệu tuần tra được thực hiện thông qua các công cụ như máy định vị GPS cầm tay, phiếu/biểu giấy và máy ảnh, sau đó được nhập một cách thủ công vào máy tính. Việc thu thập và nhập thông tin, báo cáo kết quả tuần tra, giám sát trên hiện trường tốn nhiều thời và phát sinh nhiều rủi ro. Từ khi triển khai áp dụng SMART việc thu thập thông tin và dữ liệu hiện trường đã dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn vì đã có mô hình dữ liệu mẫu được thiết lập sẵn với nhiều trường thông tin khác nhau để thu thập các dữ liệu cần thiết trên thực địa. Ngoài ra, SMART Mobile còn được tích hợp sẵn bản đồ vệ tinh và bản đồ nền của Vườn, kèm theo các tính năng khác như định vị (sử dụng sóng vệ tinh), xác định góc phương vị, độ cao so với mực nước biển, tốc độ di chuyển và tính năng đính kèm hình ảnh tại vị trí ghi nhận thông tin trên thực địa.
Bên cạnh SMART, việc sử dụng bẫy ảnh trong giám sát, bảo vệ động vật hoang dã cũng là một phương pháp điều tra và giám sát đồng thời giúp công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trở nên dễ dàng tiếp cận hơn.
Hiện nay, bẫy ảnh được xem công cụ hữu ích cho các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn ĐVHD. Khi sử dụng bẫy ảnh có sử dụng thẻ nhớ với dung lượng bộ nhớ lên đến hàng chục hoặc hàng trăm Gigabyte (Gb) và tuổi thọ của pin có thể kéo dài vài tháng đến một năm để tiến hành điều tra và nghiên cứu ĐVHD sẽ hạn chế những ảnh hưởng tác động của con người đến các loài và môi trường sống tự nhiên của chúng trong một khoảng thời gian khá dài cho đến khi các nhà nghiên cứu có thể quay trở lại khu vực nghiên cứu để tiến hành các hoạt động nghiên cứu tiếp theo. Bẫy ảnh KTS sẽ có tốc độ chụp nhanh và liên tục (3 đến 5 hình ảnh/giây) và lưu trữ được nhiều hình ảnh hơn máy ảnh chụp bằng phim (máy cơ). Do đó, nó sẽ có nhiều tiện ích hơn trong việc chuyển tải hình ảnh, xem, và in ấn thông qua thiết bị máy tính. Với chất lượng hình ảnh rõ nét, một số bẫy ảnh KTS vừa có chức năng quay phim và chụp hình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu về tập tính và sinh thái của một số loài ĐVHD (có thể thiết lập bẫy ảnh ở những vị trí có tần suất ghi nhận cao nhất về các hoạt động của loài) cũng như việc xác định số lượng, thành phần loài ĐVHD trong từng khu vực điều tra nhất định và thậm chí có thể xác định được cả giới tính của loài hoặc các vết thương trên cơ thể của chúng để xác định những mối đe dọa đối với loài.
Việc sử dụng phần mềm SMART và bẫy ảnh vào công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Qua đó, giúp cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tiếp cận kịp thời với khoa học công nghệ và giải quyết kịp thời những yêu cầu cấp thiết trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Một số hình ảnh tại lớp học
SMART, 05-07/4/2024
Bẫy ảnh, 08-09/4/2024
Bình luận (5)
HfjNUlYZ
12-11-2024 15:20:01
555
HfjNUlYZ
12-11-2024 15:19:58
555
jJQaBOcg
10-11-2024 11:54:32
555
jJQaBOcg
10-11-2024 11:54:22
555
jJQaBOcg
10-11-2024 11:54:18
555