Chi tiết bài viết

Image

HỖ TRỢ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP LỤC NGẠN DUY TRÌ CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG (FSC)

Năm 2024, Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tiếp tục ký Hợp đồng tư vấn “Tư vấn hỗ trợ duy trì chứng nhận quản lý rừng FSC năm 2024” với Viện Sinh thái rừng và Môi trường. Trong thời từ tháng 02 năm 2024 đến hết tháng 6 năm 2024 Viện Sinh thái rừng và Môi trường đã triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Lục Ngạn với các nội dung như sau:

1. Tập huấn nâng cao năng lực QLRBV và CCR theo yêu cầu của tiêu chuẩn FSC

Viện Sinh thái rừng và Môi trường đã cử các chuyên gia tiến hành xây dựng tài liệu và tập huấn cho cán bộ, người lao động và nhà thầu của Công ty, các nội dung tập huấn bao gồm: Cập nhật các quy định hiện hành có liên quan đến hoạt động lâm nghiệp;  Nội dung, ý nghĩa và tính ứng dụng trong 8 Công ước cốt lõi về Lao động và các yêu cầu áp dụng của UNDRIP và công ước ILO 169; Quyền hợp pháp, quyền truyền thống của cộng đồng địa phương và cách xác định các nơi có ý nghĩa đặc biệt về văn hóa, sinh thái, kinh tế của cộng đồng; An toàn lao động, sử dụng thuốc trừ sâu và quản lý chất thải; Duy trì và/ hoặc tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái; đánh giá tác động xã hội, kinh tế và môi trường và các biện pháp giảm nhẹ; Quấy rối tình dục và phân biệt đối xử về giới tính; Quản lý chuỗi hành trình sản phẩm; Hệ thống giám sát, đánh giá,…

Hình 01. Tập huấn nâng cao năng lực QLRBV và CCR

2. Hỗ trợ công ty xây dựng, cập nhật và hoàn thiện sổ tay hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn FSC.

Sổ tay hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn FSC được xây dựng, cập nhật và hoàn thiện cho Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Lục Ngạn bao gồm 20 quy trình: 1) Quy trình giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất; 2) Quy trình giải quyết mâu thuẫn tranh chấp; 3) Quy trình giám sát, đánh giá; 4) Quy trình nâng bậc lương, chuyển xếp ngạch lương và thi nâng bậc nghề; 5) Quy trình lựa chọn và giám sát nhà thầu; 6) Quy trình kiểm soát CoC về khai thác và vận chuyển gỗ rừng trồng; 7) Quy trình hướng dẫn đo đếm khối lượng gỗ tròn khai thác từ rừng trồng; 8) Quy trình quản lý rừng trồng; 9) Quy trình quản lý và xử lý chất thải; 10) Quy trình tham vấn các bên liên quan; 11) Quy trình sửa dụng hóa chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả việc sử dụng thuốc trừ sâu); 12) Quy trình bảo vệ các khu vực đặc biệt của người dân địa phương (các ngôi mộ); 13) Quy trình khai thác tác động thấp; 14) Quy trình quản lý và sử dụng hòm thư góp ý; 15) Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp; 16) Quy trình quản lý vườn ươm; 17) Quy trình kiểm tra quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; 18) Quy trình xử lý thực bì trồng rừng (đốt thực bì trồng rừng); 19) Quy trình cập nhật phương án QLRBV và 20)Quy trình xử lý tai nạn lao động

3. Hỗ trợ cập nhật và hoàn thiện các minh chứng theo 10 nguyên tắc của Bộ tiêu chuẩn FSC

Tiến hành rà soát và cập nhật bổ sung đây đủ các mình chứng theo 10 nguyên tắc của Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững FSC, bao gồm:

- Nguyên tắc 1. Chủ rừng* phải* tuân thủ với các luật* và quy định hiện hành, các hiệp ước, công ước và hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia*.

- Nguyên tắc 2. Chủ rừng* phải duy trì và/ hoặc cải thiện phúc lợi kinh tế-xã hội của người lao động.

- Nguyên tắc 3. Chủ rừng* phải xác định và duy trì* các quyền hợp pháp* và quyền truyền thống* của người bản địa* đối với các quyền hưởng dụng, sử dụng và quản lý đất đai, vùng lãnh thổ và các tài nguyên bị ảnh hưởng bởi các hoạt động quản lý.

- Nguyên tắc 4. Chủ rừng* phải đóng góp vào việc duy trì hoặc nâng cao phúc lợi kinh tế và xã hội của cộng đồng địa phương*.

Nguyên tắc 5. Chủ rừng* phải quản lý hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ thuộc Đơn vị Quản lý* nhằm duy trì hoặc nâng cao tính ổn định kinh tế* dài hạn và các lợi ích xã hội và môi trường.

- Nguyên tắc 6. Chủ rừng* phải duy trì, bảo tồn và/ hoặc khôi phục các dịch vụ hệ sinh thái* và các giá trị môi trường* của Đơn vị Quản lý* và phải tránh, sửa chữa hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường.

- Nguyên tắc 7. Chủ rừng* phải có một Kế hoạch Quản lý* nhất quán với các chính sách và mục tiêu quản lý* và tương xứng với quy mô, cường độ và rủi ro* của các hoạt động quản lý. Kế hoạch Quản lý* phải được thực hiện và được cập nhật dựa trên các thông tin giám sát nhằm thúc đẩy quản lý thích ứng*. Các hồ sơ lập kế hoạch và quy trình thủ tục liên quan phải* đầy đủ để hướng dẫn cho nhân viên, thông tin cho các bên liên quan bị ảnh hưởng* và các bên liên quan có quan tâm* và để biện minh cho những quyết định quản lý.

- Nguyên tắc 8. Chủ rừng* phải chứng tỏ rằng, tiến trình đạt được các mục tiêu* quản lý, các tác động của các hoạt động quản lý và điều kiện của Đơn vị Quản lý* được giám sát và đánh giá tương xứng với quy mô, cường độ và rủi ro của các hoạt động quản lý để thực hiện việc quản lý thích ứng*.

- Nguyên tắc 9. Chủ rừng* phải duy trì và/hoặc cải thiện Các giá trị bảo tồn cao* trong Đơn vị Quản lý* thông qua việc áp dụng phương pháp tiếp cận phòng ngừa*.

- Nguyên tắc 10. Các hoạt động quản lý được tiến hành bởi/ hoặc cho Chủ rừng* ở Đơn vị Quản lý* phải được lựa chọn và thực hiện phù hợp với các chính sách và các mục tiêu* về kinh tế, môi trường và xã hội của Chủ rừng* và tuân thủ các Nguyên tắc và Tiêu chí của tiêu chuẩn này.

 

 

Hình 2. Hỗ trợ công ty rà soát, hoàn thiện các minh chứng theo 10 nguyên tắc của FSC

4. Kiểm tra hiện trường phục vụ công tác đánh giá duy trì chứng chỉ FSC

Các chuyên gia của Viện Sinh thái rừng và Môi trường đã tiến hành phối hợp với các đội sản xuất của Công ty tiến hành kiểm tra hiện trường, chuẩn bị hiện trường phục vụ cho đánh giá duy trì chứng chỉ FSC. Các hiện trường được kiểm tra chuẩn bị bao gồm: Hiện trường sau khai thác; Hiện trường chuẩn bị đất trồng rừng; Hiện trường khai thác; Hiện trường chăm sóc rừng; Hiện trường rừng khoanh nuôi tái sinh; Hiện trường khu vực bảo vệ hành lang ven suối,…

 

 

Hình 3. Kiểm tra, chuẩn bị hiện trường phục vụ đánh giá duy trì chứng chỉ FSC

5. Kết quả đánh giá duy trình chứng chỉ FSC

Tổ chức chứng nhận SGS Việt Nam đã tiến hành đánh giá duy trì chứng chỉ FSC tại Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Lục Ngạn từ ngày 26/6/2024 đến ngày 29/6/2024. Với thông tin như sau:

- Các tiêu chuẩn đánh giá: 1) Tiêu chuẩn quản lý rừng được FSC phê chuẩn cho Việt Nam phiên bản 01; 2) FSC-STD-50-001: Các yêu cầu đối với việc sử dụng nhãn hiệu FSC của Đơn vị được cấp chứng chỉ.

- Phạm vi đánh giá: Quản lý rừng trồng tại Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam để sản xuất gỗ theo Tiêu chuẩn Quốc gia được chấp thuận bởi FSC cho Việt Nam, phiên bản 01 ngày 17 tháng 10 năm 2018.

- Mục tiêu đánh giá: Để xác định sự phù hợp của hệ thống quản lý hoặc các phần của hệ thống quản lý với các tiêu chí đánh giá và:

+ Khả năng đảm bảo các yêu cầu pháp lý, quy định và hợp đồng có liên quan được tuân thủ;

+ Hiệu quả để đảm bảo khách hàng có thể kỳ vọng một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu cụ thể đã chỉ định,

+ Và nhận diện các lĩnh vực có thể cải thiện khi cần thiết

- Kết quả đánh giá: Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Lục Ngạn đã cơ bản đáp ứng, tuân thủ Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững FSC. Quá trình đánh giá không xuất hiện các điểm chưa phù hợp lớn, chỉ một số điểm chưa phù hợp nhỏ như: Cần bổ sung danh mục cập nhật các quy định của pháp luật và các công ước tiêu chuẩn; Hoạt động giám sát cần phải thực hiện đầy đủ theo phụ lục D của Bộ tiêu chuẩn; Bổ sung cập nhật, đánh giá giám sát đa dạng sinh học theo định kỳ; Cần thực hiện có hiệu quả kế hoạch giảm thiểu phân bón.

Sau khi có kết luận của chuyên gia đánh giá, Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Lục Ngạn cam kết trong vòng 12 tháng sẽ khắc phục sớm các điểm chưa phù hợp nhỏ để đảm bảo vận hành hệ thống quản lý rừng bền vững và CCR của công ty được hiệu quả và liên tục.

Bình luận (3)

zbdrariI

04-12-2024 11:35:51

555

zbdrariI

04-12-2024 11:35:05

555

zbdrariI

04-12-2024 11:34:40

555

Viết bình luận

Image Image

Đăng ký nhận thông tin

Đăng ký để nhận các thông tin cập nhật mới nhất về các sản phẩm của chúng tôi

Image