Hội nghị tham vấn về dự thảo Bộ cơ sở dữ liệu quản lý và theo dõi rừng ven biển Việt Nam
Rừng ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phòng hộ và đời sống nhân dân vùng ven biển – nơi được coi là vùng dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của thiên nhiên, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Những khu rừng này cung cấp một loạt các dịch vụ hệ sinh thái giúp lọc nước, ổn định bờ biển, bảo tồn đa dạng sinh học và có vai trò quan trọng đối với ngành du lịch, giải trí… Tuy nhiên, hệ sinh thái này lại là một trong những hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất do sự tác động của con người và biến đổi khí hậu.
Ngày 22/01/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 120/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020". Tại Phụ lục I Quyết định 120/QĐ-TTg giao Bộ NN&PTNT thực hiện Dự án đánh giá, theo dõi diễn biến rừng ven biển với nội dung chủ yếu là xây dựng số hóa bản đồ và thiết lập cơ sở dữ liệu về rừng ven biển trên phạm vi toàn quốc với đối tượng: rừng ngập mặn và rừng trên vùng đất, cát ven biển. Vì vậy, văn kiện dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam" do Quỹ Khí hậu xanh (GCF) viện trợ không hoàn lại thông qua UNDP tại Việt Nam đã đưa nội dung này vào dự án.Viện Sinh thái rừng và Môi trường là đơn vị tư vấn thực hiệnGói thầu số 05"Xây dựng cơ sở dữ liệu rừng ven biển".Tháng 11/2018, Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức Hội thảo báo cáo hiện trạng cơ sở dữ liệu quản lý rừng ven biển của các tỉnh/thành phố ven biển Việt Nam.Tại hội thảo, các đại biểu đã cơ bản thống nhất tiêu chí xác định diện tích rừng ven biển và dữ liệu đầu vào để xác định diện tích rừng ven biển hàng năm là bản đồ cập nhật diễn biến rừng lấy từ FORMIS. Trên cơ sở đó, năm 2019, đơn vị tư vấn Viện Sinh thái rừng và Môi trường – Đại học Lâm nghiệp, đã: (1) Kế thừa bản đồ cập nhật diễn biến rừng các tỉnh đến 31/12/2018 đồng bộ trên hệ thống FORMIS để xây dựng cơ sở dữ liệu rừng ven biển năm 2018 theo tiêu chí đã thống nhất; (2) Hoàn thiện phần mềm quản lý, theo dõi rừng ven biển phiên bản Desktop và phiên bản Web.
Để tổng hợp các ý kiến góp ý cho bản dựthảo bộ dữ liệu, Ban Quản lý dự ánđã tổ chứcHội nghị tham vấn về dự thảo Bộ cơ sở dữ liệu quản lý và theo dõi rừng ven biển Việt Nam ngày07/06/2019 tạiKhách sạn SEVEN SEA, số 150 đường Võ Nguyên Giáp, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Thành phần tham dự hội nghị bao gồm:
- Chủ trì hội nghị: đồng chí Cao Chí Công, Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp
- Thành phần tham dự: Đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Lâm nghiệp; đại diện Tổng cục Phòng chống thiên tai, UNDP, Ban QLDA GCF TW, Ban QLDA GCF hợp phần 2 và 3; đại diện Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT của 29 tỉnh có rừng ven biển; đại diện Lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật Ban Quản lý dự án GCF các tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cà Mau; Đơn vị tư vấn (Viện Sinh thái rừng và Môi trường)
Chương trình hội nghị gồmcác nội dung chính:
- Ban quản lý dự án tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và thông qua chương trình hội nghị
- Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp khai mạc hội nghị
- Đơn vị tư vấn trình bày tóm tắt các kết quả đạt được đến thời điểm báo cáo:
+ Tóm tắt về mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện và kết quả đến thời điểm báo cáo
+ Tiêu chí xác định diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng ven biển
+ Phần mềm quản lý dữ liệu rừng ven biển phiên bản Desktop
+ Phần mềm quản lý dữ liệu rừng ven biển phiên bản Website
+ Giới thiệu phát triển ứng dụng Mobile (Smart phone và Table) để khai thác, tiếp cận và tạo công cụ để cập nhật cơ sở dữ liệu rừng ven biển
Việcđề xuất triển khai thêm ứng dụng thiết bị smart phone/tablet của Viện Sinh thái rừng và môi trường cho việc cập nhật, giám sát diễn biến rừng ven biển và nhận được các ý kiến góp ý tích cực từ các đại biểu tham dự.
- Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Sinh thái rừng và môi trường Tổng hợp ý kiến của các đại biểu, giải đáp các thắc mắc của các đại biểu
- Kết luận và bế mạc hội nghị