Khảo sát, lập bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn do hội chữ thập đỏ trồng tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nam Định và Quảng Ninh
Dự án "Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa" được Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tiến hành liên tục từ năm 1994 đến nay, dưới sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch (1994 đến năm 2005) vàHội Chữ thập đỏ Nhật Bản (1997 đến năm 2016).
Hiện nay, rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trồng chiếm trên 4,27% tổng diện tích rừng trồng ngập mặn hiện có tại Việt Nam, chiếm 25% diện tích rừng tại các tỉnh có triển khai chương trình gồm TP. Hải Phòng, các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Việc triển khai trồng rừng ngập mặn, không những bảo vệ tốt cho các tuyến đê biển, giảm thiểu kinh phí cho việc sửa chữa, tu bổ đê kè, giúp người dân địa phương yên tâm hơn khi có bão lớn mà còn mang lại nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế cho nhân dân địa phương.
Viện Sinh thái rừng và Môi trường đã phối hợp cùng Hội chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ:"Khảo sát, lập bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn do hội chữ thập đỏ trồng tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nam Định và Quảng Ninh" nhằm mục tiêu:Thống kê, đánh giá về hiện trạng rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ trồng tại tỉnh Thanh Hóa, Nam Định và Quảng Ninh nhằm thành lập được bản đồ hiện trạng có sự xác nhận của chính quyền và các bên liên quan của địa phương. Các phương pháp được thực hiện trong gói thầu bao gồm: Thu thập các thông tin, tài liệu thứ cấp; Phương pháp phỏng vấn; Sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh kết hợp, bản đồ kiểm kê rừng; Khảo sát đo đạc diện tích rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ trồng; Sử dụng phần mềm MapInfo để số hóa và xây dựng bản đồ.
Một số hình ảnh hoạt động khi thực hiện nhiệm vụ:
- Các hội nghị triển khai thực hiện:
Hình 1. Hội nghị triển khai nhiệm vụ |
Hình 2. Hội nghị triển khai cấp tỉnh |
- Công tác khảo sát rừng ngập mặn do Hội chữ thập đỏ trồng:
Hình 3. Rà soát trong phòng dựa vào ảnh vệ tinh |
Hình 4. Kiểm tra hiện trạng rừng ngập mặn |
Hình 5. Khảo sát hiện trường |
Hình 6. Tham vấn các bên liên quan về |
- Hiện trạng rừng ngập mặn ở một số địa phương:
Hình 7. Hiện trạng rừng ngập mặn do |
Hình 8. Hiện trạng rừng ngập mặn do |
Hình 9. Hiện trạng rừng ngập mặn do Hội chữ thập đỏ trồng tại Nam Định |
Đơn vị thực hiện đã tiến hành khảo sát hiện trạng rừng ngập mặn do Hội chữ thập đỏ trồng tại: 5 xã thuộc tỉnh Thanh Hóa, 8 xã thuộc tỉnh Nam Định và 8 xã thuộc tỉnh Quảng Ninh. Kết quả như sau:
Tổng diện tích rừng ngập mặn do Hội chữ thập đỏ trồnghiện còntại Thanh Hoá là315,65 ha, tại Nam Định là1.003,69 ha, tại Quảng Ninh là 409,3 ha.Từ số liệu khảo sát, đo đạc trực tiếp tại 3 tỉnh, đơn vị tư vấn đã tiến hành thành lập được 03 bản đồcấp tỉnh và 28 bản đồ cấp xã. Một số hình ảnh minh họa cho sản phẩm "Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn do hội Chữ thập đỏ trồng":
Hình 10. Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn do hội Chữ thập đỏ
trồng tại Thanh Hóa
Hình 11. Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ
trồng tạiNam Định
Hình 12. Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn do Hội chữ thập đỏ
trồng tạiQuảng Ninh
Để nâng cao hiệu quả quản lý diện tích rừng ngập mặn đã trồngtại các tỉnh, chính quyền địa phương và Hội chữ thập đỏ cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Thông qua các phương tiện thông tin liên lạc cùng với các chương trình giáo dục tại các cấp học nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức mọi người trong việc bảo vệ các diện tích rừng nói chung và rừng ngập mặn nói riêng.
-Hỗ trợ kinh phí cho người dân, cộng đồng thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ rừng cũng như trong công trồng rừng ngập mặn
- Các quy định, thủ tục hưởng lợi từ rừng đối với hộ gia đình các nhân, đoàn thể, cộng đồng được giao đất lâm nghiệp, giao rừng để quản lý bảo vệ và phát triển.
- Hiện tại các diện tích đất trống, bãi bồi ven biển khó trồng rừng ngập mặn thành công nên việc áp dụng các biện pháp lâm sinh thích hợp cần được thực hiện. Như việc lựa chọn loài cây trồng, phương thức trồng hợp lý cần được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi.
Bình luận (2)
ncMUFCMU
21-12-2023 12:39:47
555
ncMUFCMU
21-12-2023 12:39:42
555