03-03-2021
Khóa tập huấn sử dụng QGIS trong lâm nghiệp
Viện Sinh thái rừng và môi trường là đơn vị tham gia thực hiện Dự án thí điểm điều tra kiểm kê rừng tại Hà Tĩnh và Chương trình Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016. Trong quá trình thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ các cơ quan trung ương và địa phương về quản lý và giám sát tài nguyên rừng, đội ngũ cán bộ Viện đã cập nhật và nâng cao kỹ năng sử dụng các phần mềm GIS và viễn thám nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
QGIS là phần mềm GIS mã nguồn mở có nhiều tính năng nâng cao, có nhiều ưu điểm so với các phần mềm đã được sử dụng nhiều trong quá khứ (ArcGIS, Mapinfo…), hoàn toàn miễn phí, nhiều tools và plugin được các tác giả của Việt Nam gửi lên rất thuận lợi cho công tác quản lý và giám sát tài nguyên rừng tại các cơ quan trung ương và địa phương ngành lâm nghiệp.
Được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo Viện Sinh thái rừng và môi trường, khóa tập huấn “Sử dụng QGIS trong lâm nghiệp” đã được tổ chức tại Phòng họp E nhà A3 Đại học Lâm nghiệp trong 3 ngày từ ngày 26 đến hết ngày 28 tháng 2 năm 2021 với sự tham gia của 47 thành viên gồm các cán bộ công tác tại Viện và một số cán bộ kỹ thuật của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình, Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hòa Bình và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu của khóa tập huấn là giúp các cán bộ kỹ thuật Viện và các cán bộ quản lý, giám sát rừng tại các địa phương nắm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản về QGIS, kỹ thuật ứng dụng phần mềm này trong thực tế khảo sát tại hiện trường, xử lý dữ liệu bản đồ trong phòng cũng như trích xuất các dữ liệu từ các loại bản đồ lâm nghiệp phục vụ báo cáo, kiểm tra, giám sát tài nguyên rừng tại các địa phương.
Khóa tập huấn gồm có 3 phần: Phần 1 –QGIS cơ bản, bao gồm (1) giới thiệu các thao tác cài đặt phần mềm; (2) giới thiệu giao diện và bộ công cụ cơ bản trong QGIS; (3) Hệ tọa độ VN-2000; (4) Số hóa bản đồ; (5) Làm việc với dữ liệu thuộc tính; (6) Trình bày dữ liệu vector; (7) Tách, gộp dữ liệu vector; (8) Nắn chỉnh hình học bản đồ quét; (9) Trình bày dữ liệu raster; (10) Tách, gộp dữ liệu raster; (11) Chuyển đổi định dạng dữ liệu; (12) Biên tập trang in bản đồ. Phần 2 – QGIS nâng cao, bao gồm (1) Bản đồ nền; (2) Liên kết bảng; (3) Liên kết dữ liệu không gian; (4) Truy vấn không gian; (5) Chồng xếp không gian; (6) Nội suy không gian; (7) Tìm và sửa lỗi hình học; (8) Phân tích bề mặt; (9) Xử lý dữ liệu viễn thám; (10) Mô hình hóa; Phần 3 – Một số ứng dụng trong lâm nghiệp, gồm (1) Sử dụng ảnh vệ tinh để rà soát, cập nhật bản đồ hiện trạng rừng; (2) Giải đoán ảnh vệ tinh và thành lập bản đồ hiện trạng rừng; (3) Khoanh vẽ lưu vực dựa vào mô hình số độ cao.
Ngày 1 (26/2/2021)
Các học viên đã được hướng dẫn cài đặt phần mềm QGIS phiên bản 3/18.0 ‘Zurich’, cài đặt trình cắm, thiết lập hệ thống, giao diện và các bộ công cụ cơ bản trong QGIS. Các thao tác cơ bản như thêm dữ liệu vào QGIS, đóng lớp bản đồ, làm việc với dự án, thiết lập hệ tọa độ cho dự án, gán/chuyển đổi hệ tọa độ cho 1 lớp bản đồ, số hóa bản đồ, làm việc với dữ liệu thuộc tính… đã được giảng viên và đội ngũ cán bộ hỗ trợ tập huấn hướng dẫn từng học viên để hiểu rõ và thao tác thành thạo trên máy tính.
Giảng viên và đội ngũ cán bộ hỗ trợ giúp các học viên ôn lại các kiến thức đã được truyền tải ngày đầu tiên thông qua một trò chơi khởi động trên thiết bị di động. Trò chơi được các học viên hưởng ứng và tham gia sôi nổi. Trên 85% số học viên trả lời đúng tất cả các câu hỏi, một số học viên hoàn thành việc trả lời trong vòng 2 giây đầu tiên cho mỗi câu hỏi.
Sang buổi chiều, các kỹ năng download ảnh vệ tinh và xử lý ảnh vệ tinh đã được giảng viên và đội ngũ cán bộ hỗ trợ truyền tải và hướng dẫn cho các học viên.
Các thao tác xử lý dữ liệu raster trên phần mềm đã được trình bày kèm theo các kinh nghiệm xử lý các lỗi thường gặp khi cắt lớp bản đồ, chồng đè các lớp bản đồ…Qua quá trình thực hành, các học viên đã nắm được các kiến thức cơ bản và nâng cao, hữu ích cho công tác quản lý, theo dõi giám sát tài nguyên rừng trên địa bàn mình.
Hình 4: Các học viên thực hành thao tác download và xử lý ảnh vệ tinh
QGIS là phần mềm GIS mã nguồn mở có nhiều tính năng nâng cao, có nhiều ưu điểm so với các phần mềm đã được sử dụng nhiều trong quá khứ (ArcGIS, Mapinfo…), hoàn toàn miễn phí, nhiều tools và plugin được các tác giả của Việt Nam gửi lên rất thuận lợi cho công tác quản lý và giám sát tài nguyên rừng tại các cơ quan trung ương và địa phương ngành lâm nghiệp.
Được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo Viện Sinh thái rừng và môi trường, khóa tập huấn “Sử dụng QGIS trong lâm nghiệp” đã được tổ chức tại Phòng họp E nhà A3 Đại học Lâm nghiệp trong 3 ngày từ ngày 26 đến hết ngày 28 tháng 2 năm 2021 với sự tham gia của 47 thành viên gồm các cán bộ công tác tại Viện và một số cán bộ kỹ thuật của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình, Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hòa Bình và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu của khóa tập huấn là giúp các cán bộ kỹ thuật Viện và các cán bộ quản lý, giám sát rừng tại các địa phương nắm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản về QGIS, kỹ thuật ứng dụng phần mềm này trong thực tế khảo sát tại hiện trường, xử lý dữ liệu bản đồ trong phòng cũng như trích xuất các dữ liệu từ các loại bản đồ lâm nghiệp phục vụ báo cáo, kiểm tra, giám sát tài nguyên rừng tại các địa phương.
Khóa tập huấn gồm có 3 phần: Phần 1 –QGIS cơ bản, bao gồm (1) giới thiệu các thao tác cài đặt phần mềm; (2) giới thiệu giao diện và bộ công cụ cơ bản trong QGIS; (3) Hệ tọa độ VN-2000; (4) Số hóa bản đồ; (5) Làm việc với dữ liệu thuộc tính; (6) Trình bày dữ liệu vector; (7) Tách, gộp dữ liệu vector; (8) Nắn chỉnh hình học bản đồ quét; (9) Trình bày dữ liệu raster; (10) Tách, gộp dữ liệu raster; (11) Chuyển đổi định dạng dữ liệu; (12) Biên tập trang in bản đồ. Phần 2 – QGIS nâng cao, bao gồm (1) Bản đồ nền; (2) Liên kết bảng; (3) Liên kết dữ liệu không gian; (4) Truy vấn không gian; (5) Chồng xếp không gian; (6) Nội suy không gian; (7) Tìm và sửa lỗi hình học; (8) Phân tích bề mặt; (9) Xử lý dữ liệu viễn thám; (10) Mô hình hóa; Phần 3 – Một số ứng dụng trong lâm nghiệp, gồm (1) Sử dụng ảnh vệ tinh để rà soát, cập nhật bản đồ hiện trạng rừng; (2) Giải đoán ảnh vệ tinh và thành lập bản đồ hiện trạng rừng; (3) Khoanh vẽ lưu vực dựa vào mô hình số độ cao.
Ngày 1 (26/2/2021)
Các học viên đã được hướng dẫn cài đặt phần mềm QGIS phiên bản 3/18.0 ‘Zurich’, cài đặt trình cắm, thiết lập hệ thống, giao diện và các bộ công cụ cơ bản trong QGIS. Các thao tác cơ bản như thêm dữ liệu vào QGIS, đóng lớp bản đồ, làm việc với dự án, thiết lập hệ tọa độ cho dự án, gán/chuyển đổi hệ tọa độ cho 1 lớp bản đồ, số hóa bản đồ, làm việc với dữ liệu thuộc tính… đã được giảng viên và đội ngũ cán bộ hỗ trợ tập huấn hướng dẫn từng học viên để hiểu rõ và thao tác thành thạo trên máy tính.
Hình 1: TS. Phạm Văn Duẩn – Phó Viện trưởng Viện Sinh thái rừng và môi trường giới thiệu về khóa tập huấn
Hình 2: Các học viên cài đặt phần mềm trên thiết bị
Ngày 2 (27/2/2021)Giảng viên và đội ngũ cán bộ hỗ trợ giúp các học viên ôn lại các kiến thức đã được truyền tải ngày đầu tiên thông qua một trò chơi khởi động trên thiết bị di động. Trò chơi được các học viên hưởng ứng và tham gia sôi nổi. Trên 85% số học viên trả lời đúng tất cả các câu hỏi, một số học viên hoàn thành việc trả lời trong vòng 2 giây đầu tiên cho mỗi câu hỏi.
Hình 3: Các học viên nhận phần thưởng sau trò chơi khởi động
Sau trò chơi khởi động, các học viên được thực hành thêm về các thao tác xử lý dữ liệu không gian trên lớp bản đồ (tạo và định dạng trường thuộc tính, tính toán các dữ liệu thuộc tính…) và biên tập bản đồ phục vụ công tác giám sát, báo cáo diễn biến rừng.Sang buổi chiều, các kỹ năng download ảnh vệ tinh và xử lý ảnh vệ tinh đã được giảng viên và đội ngũ cán bộ hỗ trợ truyền tải và hướng dẫn cho các học viên.
Hình 4: ThS. Nguyễn Văn Thị - Giảng viên khóa tập huấn
Ngày 3 (28/2/2021)Các thao tác xử lý dữ liệu raster trên phần mềm đã được trình bày kèm theo các kinh nghiệm xử lý các lỗi thường gặp khi cắt lớp bản đồ, chồng đè các lớp bản đồ…Qua quá trình thực hành, các học viên đã nắm được các kiến thức cơ bản và nâng cao, hữu ích cho công tác quản lý, theo dõi giám sát tài nguyên rừng trên địa bàn mình.
Hình 4: Các học viên thực hành thao tác download và xử lý ảnh vệ tinh
Hình 5: TS. Phạm Văn Duẩn chia sẻ cách xử lý lỗi thường gặp trong quá trình xây dựng bản đồ
Hình 6: TS. Lê Sỹ Doanh – Viện trưởng Viện Sinh thái rừng và Môi trường tổng kết khóa tập huấn
Hình 7: Đại diện các nhóm học viên nhận chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn