PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG NHÓM HỘ DƯƠNG VĂN THÀNH, THÔN ĐỒI MIỄU, XÃ NAM PHƯƠNG TIẾN, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2023 – 2030
Từ năm 1996 đến nay các hộ gồm ông Dương Văn Thành và ông Nguyễn Văn Kình được giao trồng và chăm sóc rừng theo hợp đồng của các chương trình dự án 327 và 661. Để đảm bảo hiệu quả quản lỷ bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhóm hộ gồm 3 thành viên đã họp tháng 12/2022 và thống nhất nội dung xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho diện tích được giao khoán trên và có đơn đề nghị UBND xã Nam Phương Tiến, Cơ sở thôn Núi Bé tạo điều kiện cho nhóm họ xây dựng phương án theo quy định của pháp luật.
Mục đích quản lý rừng bền vững
Mục tiêu về môi trường
- Bảo vệ nguyên vẹn 7,00 ha rừng và đất lâm nghiệp của phương án, đảm bảo duy trì độ che phủ rừng đạt tối thiểu 80% trở lên. Duy trì chức năng phòng hộ của rừng, hạn chế thấp nhất đến xói mòn đất và giảm phát thải khí CO2.
- Triển khai và thực hiện có hiệu quả kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2022 của UBND huyện Chương Mỹ về việc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 – 2025 và những năm tiếp theo
- Tăng cường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, phát triển rừng, nuôi dưỡng rừng, triển khai hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng. Duy trì liên tục các hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ rừng trong diện tích rừng quản lý.
Mục tiêu về xã hội
- Duy trì việc làm ổn định và tạo việc làm thường xuyên cho thành viên tham gia bảo vệ rừng góp phần phát triển kinh tế địa phương;
- Góp phần nâng cao nhận thức, năng lực của người dân về nghề rừng;
- Tạo hiệu ứng, khuyến khích cộng đồng địa phương, những hộ chưa tham gia cùng tham gia QLRBV;
Mục tiêu về kinh tế
- Tăng thêm thu nhập cho các hộ thành viên thông qua công tác phát triển rừng và trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật, nhưng không làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng và khả năng phòng hộ của rừng;
- Từng bước ổn định thu nhập cho thành viên nhóm;
- Hướng tới tính toán giá trị carbon trong lai.
Hiện trạng rừng khu rừng phòng hộ xây dựng Phương án
Trên diện tích quản lý của nhóm hộ không có rừng tự nhiên. Trong đó:
- Rừng gỗ trồng núi đất (RTG) gồm các loài cây Bạch đàn, Keo: 1,03 ha có trữ lượng từ 45 – 60 ha/ha, chiếm 14,07% diện tích toàn khu vực được giao quản lý bảo vệ của nhóm hộ;
- Diện tích núi đất (DT1) có cây gỗ trồng rải rác (Bạch đàn): 3,35 ha chiếm 47,86% diện tích toàn khu vực được giao quản lý bảo vệ của nhóm hộ;
- Diện tích có cây trồng nông nghiệp (DNN); cây có múi: 2,55 ha chiếm 36,43% diện tích toàn khu vực được giao quản lý bảo vệ của nhóm hộ;
- Diện tích đất khác (DK) (bể nước, công trình xây dựng) khoảng 700 m2
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
Điều tra và phân loại chức năng rừng:
- Diện tích rừng toàn bộ được phân loại là rừng Phòng hộ môi trường gồm 7,00 ha
- Qua điều tra đánh giá, danh sách các loài cây trồng chủ yếu trên diện tích đất rừng gồm các loài cây ăn quả như Bưởi, Mít và 2 loài cây rừng chính Keo, Bạch đàn của dự án 661 và chương trình 327; chủ yếu gặp 2 loài: Rắn lục và rắn ráo.
Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng:
- Toàn bộ các thành viên tổ chức thành lực lượng PCCCR sẵn sàng khi có sự cố xảy ra: Tổ chức họp phân công trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm; phổ biến tầm quan trọng của rừng, ảnh hưởng của lửa rừng.
- Đại diện nhóm ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR (tham gia cùng với các ban ngành liên quan);
Phương án quản lý rừng bền vững rừng nhóm hộ Dương Văn Thành giai đoạn 2023 – 2030 được xây dựng dựa trên cơ sở kết quả cập nhật diễn biến rừng năm 2022, Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 của UBND thành phố Hà Nội về quy hoạch phát triển rừng thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020. Phương án này được xây dựng dựa trên nội dung hướng dẫn của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Khi triển khai thực hiện kế hoạch sẽ có tính khả thi và đạt hiệu quả về môi trường, kinh tế và xã hội.
Một số hình ảnh