Chi tiết bài viết

Image

Phục hồi rừng trên đất lâm nghiệp đang sản xuất cây nông nghiệp, cây công nghiệp bằng giải pháp lâm nông kết hợp, giai đoạn 2018 -2020

Lâm Đồng nằm trong khu vực Tây Nguyên có độ che phủ rừng còn khá lớn trong cả nước. Tuy nhiên, Lâm Đồng cùng các tỉnh Tây Nguyên chịu nhiều áp lực về biến động tài nguyên rừng do tác động gây mất rừng và suy thoái rừng gia tăng. Chính phủ các cấp Bộ Ngành liên quan đã có nhiều chỉ đạo triển khai các giải pháp để khắc phục và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây mất rừng và suy thoái rừng là tình trạng người dân xâm canh vào đất rừng để sản xuất cây công nghiệp (chủ yếu là cây cà phê) và cây nông nghiệp dài ngày. Theo kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng toàn tỉnh Lâm Đồng trình UBND tỉnh phê duyệt đến tháng 9/2018, xác định đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất bị xâm canh để sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh vào khoảng 52.060 ha.Để khôi phục lại môi trường rừng bị mất, bị suy thoái do nguyên dân nêu trên, cần có giải pháp khả thi: vừa đảm bảo khôi phục môi trường rừng; vừa hài hòa và chia sẻ lợi ích sinh kế cho người dân. Nhưng thực tế cần vận dụng phù hợp và tuân thủ các quy định, chính sách pháp luật của nhà nước; tạo được sự đồng thuận trong người dân và chính quyền địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, một số địa phương và đơn vị chủ rừng, người dân đã có những mô hình thực tế triển khai hoạt động trồng xen cây lâm nghiệp vào diện tích đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp. Các hoạt động mô hình triển khai thông qua Nghị quyết của địa phương cấp huyện, sự hỗ trợ của các chương trình dự án trong nước và quốc tế (trong đó có hoạt động hỗ trợ của Chương trình UN-REDD giai đoạn II), các chính sách hỗ trợ lâm nghiệp và người dân tự phát trồng.

Việc triển khai còn ở mô hình thí điểm, chưa phân tích, đánh giá, tham vấn các bên và xem xét về các vấn đề xã hội – kinh tế - môi trường và các quy định của pháp luật liên quan để có giải pháp đồng bộ về biện pháp kỹ thuật, kết hợp với vận dụng các chính sách liên quan và huy động các nguồn tài chính để triển khai. Đặc biệt việc tạo sự đồng thuận chung của người dân tham gia và hiệu quả của các loại cây trồng theo từng loại rừng, khu vực thì chưa có khảo sát nghiên cứu và phân tích đánh giá.

Trong khuôn khổ hợp tác hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện Kế hoạch hành động REDD+. Việc xây dựng Đề án "Phục hồi rừng trên đất lâm nghiệp đang sản xuất cây nông nghiệp, cây công nghiệp bằng giải pháp lâm nông kết hợp, giai đoạn 2018 -2020" là rất cần thiết cho thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu trong bối cảnh hiện nay.

Mục tiêu của đề án là phục hồi môi trường rừng trên diện tích đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp theo hướng phát triển tăng trưởng xanh, đảm bảo bền vững và hiệu quả về kinh tế - xã hội – môi trường bằng giải pháp lâm nông kết hợp.Đề ánđược thực hiện dựa trên các nguyên tắc về: Đảm bảo lợi ích; Đảm bảo việc sử dụng đất lâm nghiệp của người dân ổn định, tiếp tục lâu dài; Đảm bảo sự công bằng.

Quy mô diện tích, loại đất rừng và chủ thể tham gia thực hiện đề án làdiện tích đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp thuộc các chủ rừng nhà nước và trên đối tượng là đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ.

Kết quả thực hiện của đề án:

- Thực trạng và giải pháp đối với đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp:

+ Diện tích đất lâm nghiệp hiện đang SXNN, trồng cây công nghiệp:Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng là 52.041,06 ha và nằm trên cả03 loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng).

+ Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp:Trên diện tích đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, các loài cây được người dân trồng rất đa dạng, bao gồm có cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, tiêu), cây công nghiệp hàng năm (dâu tằm, sắn), cây ăn quả (bơ, chanh dây, sầu riêng, cam, quýt, chanh, mít, chuối, hồng), cây rau đậu, hoa cây cảnh (rau, hoa, wasabi, đậu, thơm), cây lương thực (ngô, lúa, bo bo) và và một số loài cây đa mục đích thuộc danh mục trồng trên đất lâm nghiệp và nông nghiệp (mắc ca, điều, cao su). Khoảng 65% diện tích đất này hiện đang trồng cây cà phê. Cây cà phê chiếm một tỷ trọng 20% -100% trong cơ cấu cây trồng trên diện tích đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp của hầu hết các chủ rừng. Ở các huyện phía Nam của tỉnh như Đạ Huoai, Đạ Tẻh diện tích đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp thì cây Điều là cây trồng chính.

+ Biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng trên đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp bằng giải pháp nông lâm kết hợp:Dựa trên các nghiên cứu vềđiều kiện lập địa của từng tiểu cùng sinh thái điển hỉnh của Lâm Đồng như: tiểu vùng thung lũng, tiểu vùng sinh thái núi thấp đến trung bình, tiểu vùng sinh thái vùng vùng núi cao, các chuyên gia đã lựa chọnđược tập đoàn cây thích hợp với từng tiểu vùng sinh thái.(i)Tiểu vùng thung lũng:Sao đen, Muồng đen, Bời lời đỏ, Nhạc ngựa, Dầu rái, Cao su, Thiên Ngân ( Gáo vàng Thái Lan), Điều, Keo Lai;(ii)Tiểu vùng sinh thái núi thấp đến trung bình:Sao đen, Sưa đỏ, Muồng đen, Gõ đỏ, Cẩm Lai, Giáng hương, Mắc ca;(iii)Tiểu vùng sinh thái vùng vùng núi cao:Sao đen, Nhạc ngựa, Muồng đen, Sưa đỏ, Ngân Hoa, Gõ đỏ, Giáng hương, Thông ba lá, Trôm, Mắc ca.Cây lâm nghiệp đượctrồng xen với mật độ thấp theo phương thức Lâm Nông kết hợp.Mật độ trồng xen cây lâm nghiệp tối thiểu là 185 cây/ha (hàng cách hàng 9 m và cây cách cây 6m) áp dụng đối với các loài cây trồng được xác định.

+Đề xuất một số quy định về hồ sơ;thẩm định hồ sơ;bản đồ; cây giống và Biện pháp kỹ thuật trồng xen cây lâm nghiệp để địa phương dễ áp dụng đưa vào thực hiện.

Quy định về hồ sơ:Các đơn vị chủ rừng hoàn thiện việc kê khai diện tích đất xâm lấn trên lâm phận của các chủ rừng làm cơ sở cho việc xác định, thiết kế phương án phục hồi rừng: Trên cơ sở kết quả rà soát , theo phân kỳ chỉ tiêu thực hiện năm 2019 đến 2020 đề xuất chỉ tiêu kế hoạch hàng năm về Sở Nông nghiệp và PTNT từ nhu cầu đăng ký tham gia mô hình của hộ dân để Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo và đề xuất UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện. Khi có kinh phí phân bổ của UBND tỉnh, hồ sơ trồng xen cây lâm nghiệp được chủ rừng lập với nội dung:Đơn vị chủ rừng lập phương án chung trên cơ sở danh sách tổng hợp đăng ký của các hộ gia đình,Hộ tham gia trồng xen được xem xét hỗ trợ khi đã có hợp đồng nhận khoán rừng theo Nghị định 168. Đối với diện tích xâm canh tại 03 huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng (huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) đã trồng cây Điều, thì tiến hành rà soát đánh giá nếu chất lượng sinh trưởng cây Điều đạt yêu cầu thì hoàn thiện hồ sơ trồng rừng mật độ thấp theo phương án.

Quy định về thẩm định hồ sơ:Hồ sơ phương án triển khai trồng xen cây lâm nghiệp của chủ rừng gửi đến Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố để thẩm định. Văn bản thẩm định, phê duyệt liên quan, danh sách các hộ gia đình đăng ký hỗ trợ trồng rừng sản xuất…đơn vị chủ rừng tổng hợp gửi về Hạt Kiểm Lâm, Chi cục Kiểm Lâm và Sở Nông nghiệp và PTNT để theo dõi quản lý.

Quy định về bản đồ:Quy định biên tập bản đồ thực hiện theo yêu cầu thực hiện theo Thông tư 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong đó Bản đồ hệ VN-2000 múi chiếu Lâm Đồng 3 độ, biên tập bản đồ phải đảm bảo hình thức và nội dung. Bản đồ của Phương án và bản đồ trích lục phải theo đúng quy định.

Quy định về cây giống:Chỉ sử dụng cây con được sản xuất từ các nguồn giống đã được công nhận, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng theo từng quy định đối với mỗi loài cây được quy định trong đề án.Theo kế hoạch phân kỳ cho các địa phương triển khai Đề án trong năm 2019-2020, các đơn vị chủ rừng chuẩn bị gieo ươm để đảm bảo cung ứng cây giống kịp thời vụ trồng. Việc mua bán, gieo ươm, sản xuất cây con, chứng nhận nguồn giống cần thực hiện theo đúng quy định về quản lý chuỗi hành trình giống cây trồng theo đúng quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ban hành tại Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Biện pháp kỹ thuật trồng xen cây lâm nghiệp:Quy trình kỹ thuật trồng cây xen mật độ thấp trên đất lâm nghiệp đang xâm canh trồng cây công nghiệp và nông nghiệp lâu năm, sẽ được Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn cụ thể.

Lộ trình thí điểm thực hiện Đề án:Từ kết quả nghiên cứu, phân tích số liệu thu thậptại các địa phương, đơn vị có đối tượng đất lâm nghiệp xâm canh, lộ trình quy mô thí điểm thực hiện Đề án tại các huyện, thành phố thực hiện như sau:

- Năm 2019: Dự kiến thực hiện 5.510ha;kinh phí 55,1 tỷ đồng ;

- Năm 2020: Dự kiến thực hiện 6.510ha; kinh phí 65,1 tỷ đồng.

Bình luận (3)

zbdrariI

04-12-2024 11:36:44

555

zbdrariI

04-12-2024 11:35:58

555

zbdrariI

04-12-2024 11:35:38

555

Viết bình luận

Image Image

Đăng ký nhận thông tin

Đăng ký để nhận các thông tin cập nhật mới nhất về các sản phẩm của chúng tôi

Image