Chi tiết bài viết

Image

Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên sinh vật rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Khu hệ động, thực vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Việc quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật là hết sức cần thiết nhằm quản lý, bảo tồn và khai thác những giá trị một cách bền vững và có chiến lược.Tuy nhiên, khả năng quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) tài nguyên sinh vật còn hạn chế do việc đào tạo chưa theo một hệ thống logic, chưa có cán bộ đào tạo chuyên sâu về CNTT quản lý CSDL về tài nguyên sinh vật mà đa số là cán bộ kiêm nhiệm, trình độ quản lý chưa cao. Mặc dù đã bắt đầu có sự quan tâm nhưng thực tế là nguồn kinh phí để thực hiện còn rất hạn hẹp, chưa có mục chi cố định của ngân sách địa phương cho hoạt động này. Nguồn kinh phí thường xuyên cho công tác bảo tồn tài nguyên sinh vật nói chung và quản lý dữ liệu về tài nguyên sinh vật nói riêng chưa đủ. Các CSDL do các cơ quan trong nước xây dựng thì kinh phí và thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu.

Do công tác quản lý CSDL về tài nguyên sinh vật còn mới nên hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng ở các địa phương còn sơ sài, không phù hợp với yêu cầu. Cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thống ở các cơ quan đơn vị chưa được điều phối sử dụng cho CSDL về tài nguyên sinh vật hiện có. CSDL được xây dựng chưa tính đến việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người sử dụng và sự duy trì lâu bền.

Với thực trạng đó Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã xây dựng và thiết kế nhiệm vụ "Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên sinh vật rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội".Viện Sinh thái rừng và Môi trường thuộc trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam là đơn vị đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về năng lực chuyên môn, tài chính để thực hiện nhiệm vụ này.Nhiệm vụ: "Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên sinh vật rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội" được Viện Sinh thái rừng và Môi trường phố hợp với Chi cục Kiểm lâm Hà Nội thực hiện từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2018 với các mục tiêu(i) – Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật rừng thành phố Hà Nội dưới dạng số với việc ứng dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiên tiến; (ii) – Phát triển được Website quản lý trực tuyến hệ thống cơ sở dữ liệu này đáp ứng tốt các mục tiêu: duy trì sử dụng lâu dài, khai thác sử dụng dễ dàng, cho phép nâng cấp và mở rộng cơ sở dữ liệu theo thời gian một cách đơn giản và thuận tiện.

Qua điều tra và tổng hợp, thu thập thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu, cho thấy nguồn tài nguyên sinh vật rừng thành phố Hà Nội có mức độ đa dạng sinh học cao. Kết quả nghiên cứu, điều tra hiện trường và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công bố đã cho phép nhóm thực hiện nhiệm vụ xây dựng thành công hệ thống Cơ sở dữ liệu tài nguyên sinh vật rừng thành phố Hà Nội với số lượng 2.398 loài động, thực vật khác nhau thuộc 8 ngành, 16 lớp, 107 bộ và 340 họ. Toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu này được quản lý và cho phép người dùng khai thác sử dụng thông qua Website của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, với địa chỉ:kiemlamhanoi.ifee.edu.vn(click chọn mục: Phòng Bảo tồn hoặc truy cập trực tiếp theo địa chỉ:hfcd.ifee.edu.vn).

Nghiên cứu này, cũng cho thấy các hệ sinh thái rừng của thành phố Hà Nội hiện đang phân bố trên địa bàn 7 huyện, thị xã; tuy nhiên diện tích được bảo vệ nghiêm ngặt và có hiệu quả nhất là tại Vườn quốc gia Ba Vì, Rừng thực nghiệm núi Luốt thuộc trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Khu rừng đặc dụng ở Hương Sơn và Sóc Sơn.Quá trình xử lý dữ liệu, phân tích và thống kê cho thấy:

1. Thực vật rừng của thành phố Hà Nội gồm 1.659 loài thuộc 6 ngành, 11 lớp , 66 bộ và 196 họ. Trong đó, đa số thuộc thực vật hạt kín với 93,31 %, với những ngành còn lại thì ngành dương xỉ với 5,31 %, ngành Hạt trần, Dây gắm, Tuế, Thông đất chiếm chưa tới 1 % lần lượt là 0,9 %, 0,18%, 0,12%, 0,36%.

2. Động vật rừng thành phố Hà Nội bao gồm tổng số 739 loài thuộc 2 ngành (động vât có xương sống, chân khớp), với 5 lớp, 41 bộ, và 144 họ. Ngành động vật có xương sống chiếm đa số với 464 loài, chiếm 62,8% tổng số loài thuộc 4 lớp (lưỡng cư, bò sát, chim, thú). Ngành chân khớp với 275 loài, chiếm 37,2% tổng số loài, tất cả đều thuộc lớp côn trùng. Vì vậy lớp côn trùng vẫn là lớp đa dạng nhất so với 4 lớp còn lại của ngành động vật có xương sống.

Bình luận (5)

jJQaBOcg

10-11-2024 12:25:31

555

jJQaBOcg

10-11-2024 12:25:23

555

jJQaBOcg

10-11-2024 12:25:18

555

ncMUFCMU

21-12-2023 12:50:20

555

ncMUFCMU

21-12-2023 12:50:15

555

Viết bình luận

Image Image

Đăng ký nhận thông tin

Đăng ký để nhận các thông tin cập nhật mới nhất về các sản phẩm của chúng tôi

Image