Điều tra, đánh giá hiện trạng kinh doanh, sản xuất, quản lý các CSKD CBG, SXGLN trên địa bàn TP Hà Nội để xây dựng CSDL và phần mềm quản lý trực tuyến đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát của CCKL Hà Nội
Trên địa bàn Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống làm đồ mộc gia dụng, trạm khắc, đồ mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu từ gỗ và lâm sản, với hàng nghìn cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, khối lượng gỗ, lâm sản tiêu thụ trên địa bàn thành phố rất lớn, mỗi năm hàng vạn m3 gỗ các loại, hàng triệu cây tre, nứa và hàng nghìn tấn lâm đặc sản khác.
Ngoài ra trên địa bàn thành phố có hàng trăm cơ sở gây nuôi động, thực vật rừng và sản xuât giống cây lâm nghiệp. Các cơ sở này phần lớn ở trong các làng nghề, hợp tác xã với nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập từ nơi khác hoặc nhập khẩu. Bên cạnh các cơ sở chế biến gỗ đã được quản lý tương đối chặt chẽ thì vấn đề quản lý kiểm tra các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp rất cần được cơ quan nhà nước quan tâm để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trước tình hình đó, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội phối hợp Viện Sinh thái rừng và Môi trường triển khainhiệm vụ "Điều tra, đánh giá hiện trạng kinh doanh, sản xuất, quản lý các cơ sở kinh doanh chế biến gỗ, sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội để xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý trực tuyến đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát của chi cục kiểm lâm Hà Nội"với các mục tiêu:
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu về hiện trạng kinh doanh, sản xuất, quản lý của các cơ sở kinh doanh chế biến gỗ.
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu về hiện trạng kinh doanh, sản xuất, quản lý của các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp.
- Xây dựng được phần mềm quản lý trực tuyến các cở sở kinh doanh chế biến gỗ, sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Các nội dung được triển khai:
- Điều tra, đánh giá hiện trạng kinh doanh, sản xuất, quản lý của các cơ sở kinh doanh chế biến gỗ
- Điều tra, đánh giá hiện trạng kinh doanh, sản xuất, quản lý của các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các cơ sở kinh doanh chế biến gỗ, sản xuất cây giống lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Xây dựng bộ bản đồ phân bố của các cơ sở kinh doanh chế biến gỗ, sản xuất cây giống lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Xây dựng phần mềm Quản lý trực tuyến các cở sở kinh doanh chế biến gỗ, sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hiện nay thành phố Hà Nội có 2.899 cơ sở kinh doanh chế biến gỗ, với 258 cơ sở là doanh nghiệp, công ty và 2.641 cơ sở là hộ gia đình, cá nhân chủ yếu phân bố trong các làng nghề như: Làng nghề Chàng Sơn, Canh Nậu huyện Thạch Thất, làng nghề Sơn Đồng huyện Hoài Đức, làng nghề Vạn Điểm, Văn Tự huyện Thường Tín, làng nghề Chuyên Mỹ, Tân Dân huyện Phú Xuyên, làng nghề Vân Hà huyện Đông Anh và làng nghề Liên Hà, Liên Trung huyện Đan Phượng…
Lượng gỗ tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội bình quân hằng năm là khoảng 379.127 m3/năm. Trong đó, tập trung nhiều nhất là ở Thạch Thất (80.100 m3), Thường Tín (76.210 m3), Đông Anh (45.868 m3), Phú Xuyên (37.384 m3), Đan Phượng (34.040 m3). Khối lượng gỗ tiêu thụ hàng năm ở các hộ gia đình, cá nhân (chiếm 57% tổng lượng gỗ tiêu thụ toàn thành phố) nhiều hơn so với các doanh nghiệp (43% tổng lượng gỗ tiêu thụ toàn phành phố). Trong số 379.127 m3 gỗ tiêu thụ thì có đến 325.588 m3 là gỗ nhập khẩu (chiếm 86 %) và gỗ nội địa chỉ có 53.539 m3 (chiếm 14 %). Một số quận, huyện có đại đa số cơ sở sử dụng gỗ nhập khẩu như: Phúc Thọ, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Phú Xuyên và Thường Tín.
Trên địa bànthành phốHà Nội có tổng số cơ sở kinh doanh sản xuất giống cây Lâm nghiệp 52 cơ sở, hầu hết là các hộ gia đình, cá nhân với 42 cơ sở, chiếm 81 % và chỉ có 10 cơ sở là tổ chức, chiếm 19 %. Sản lượng cây giống hằng năm trên địa bàn thành phố Hà Nội ước khoảng 1.779 vạn cây tập trung phần lớn ở 4 quận, huyện là: Ba Vì, Sóc Sơn, Bắc Từ Liêm và Chương Mỹ.
Kết quả khảo sát chi tiết đối với 250 cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ và 30 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp thuộc nhiều nhóm đối tượng khácnhau cho thấy:
- Về kinh doanh, chế biến gỗ: Lượng gỗ tiêu thụ chủ yếu là gỗ nhập khẩu, với tỷ trọng trên 70% khi được hỏi ở các cơ sở chế biến;
-Về sản xuất kinh doanh cây giống: Trên địa bàn thành phố Hà Nội không nhiều các cơ sở sản xuất cây giống, chủ yếu là các hộ gia đình cá thể, có Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội là có vườn ươm quy mô lớn, với công nghệ được cải tiến. Tổng số cây giống sản xuất được hằng năm vào khoảng 1.219,5 vạn cây, trong đó chủ yếu là Keo và Bạch đàn, các loài cây bản địa chiếm tỷ lệ thấp.
-Việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở kinh doanh chế biến gỗ thực hiện tương đối tốt, các cơ sở chấp hành tuân thủ theo quy định của pháp luật, đa số nguồn hàng là gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng các cơ sở thực hiện làm thủ tục kê khai, xác nhận nhập xuất lâm sản theo quy định.
Từ kết quả điều tra thuthập mẫu phiếu khảo sát và thông tin tổng hợp từ các cơ quan chức năng đã giúp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phụcvụ việc quản lý, theo dõi và giám sát các hoạt động kinh doanh chế biến gỗ, sản xuất giống cây lâmnghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hệ thống cơ sở dữ liệu về các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ và sản xuất giống cây lâm nghiệp được tích hợp vào phần mềm quản lý trực tuyến. Phần mềm với 6 mô-đun: Giới thiệu, Cập nhật dữ liệu diễn biến, Khai thác dữ liệu và báo cáo diễn biến, Bản đồ, Thủ tục hành chính công và Liên hệ. Đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của Chi cục Kiểm lâm và báo cáo UBND thành phố khi cần truy xuất số liệu thống kê, hoạch định cơ chế chính sách cho ngành Lâm nghiệp của thành phố Hà Nội.