Việc áp dụng và nhân rộng các mô hình trồng cây đặc sản, đặc biệt cho những vùng sâu, vùng xa còn rất hạn chế, chính vì vậy cần có những nghiên cứu các điều kiện cụ thể để xây dựng những mô hình phát triển sinh kế bằng các loài cây đặc sản góp phần tạo ra sinh kế bền vững, từ đó có thể nhân rộng mô hình cho cộng đồng.
Xuất phát từ thực tế đó, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn một số loài cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế cao làm cơ sở đề xuất mô hình phát triển sinh kế hộ gia đình nông thôn tại huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” , TS. Lã Nguyên Khang cùng nhóm cộng sự đã thực hiện “Nghiên cứu xác định mô hình và các giải pháp phát triển sinh kế bằng các loài cây đặc sản rừng tại hai huyện Na Hang và Lâm Bình”.
Một số hình ảnh về mô hình:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Sau quá trình thực hiện, Nhóm nghiên cứu đã đề xuất được một số mô hình trồng cây đặc sản gồm cải tạo vườn tạp, mô hình nông lâm kết hợp, mô hình trồng rừng cây đặc sản (Trám, Sấu) và mô hình làm giàu rừng thích hợp cho địa phương.
Tác giả: TS. Lã Nguyên Khang
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
1. Giới thiệu Bộ môn Ứng dụng viễn thám trong lâm nghiệp (Department of Remote Sensing Application in Forestry - DRAF) được thành lập tháng 7 năm 2014 với đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động đã góp phần triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, đề tài KHCN của Viện. Đặc biệt, bộ...
Hình ảnh Khóa tập huấn kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp